Điều trị ung thư đại tràng theo từng giai đoạn

  01/09/2022

Điều trị ung thư đại trực tràng (UTĐTT) phần lớn được dựa vào giai đoạn bệnh ung thư, nhưng các yếu tố khác cũng rất quan trọng. Người bị ung thư đại trực tràng không bị di căn xa thường được điều trị bằng phẫu thuật như liệu pháp chính hay liệu pháp đầu tiên. Hoá trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật (được gọi là điều trị bổ trợ). Đa số điều trị bổ trợ được tiến hành trong 6 tháng.

Điều trị UTĐTT giai đoạn 0:

Vì giai đoạn 0 ung thư đại trực tràng không xâm nhập xuống dưới lớp niêm mạc ruột già, phẫu thuật loại bỏ u ung thư thường chỉ là biện pháp cần thiết duy nhất. Trong đa số các trường hợp điều này có thể thực hiện bằng việc loại bỏ polyp hay vùng có khối u bằng mổ nội soi. Loại bỏ một phần ruột già có thể cần thiết nếu khối u quá lớn không thể cắt bỏ bằng nội soi.

Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn I:

Giai đoan I ung thư đại trực tràng đã xâm nhập sâu vào các lớp biểu mô thành ruột nhưng chưa vượt ra ngoài thành ruột hay tới các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn I bao gồm các ung thư đã là một phần của polyp. Nếu polyp bị cắt bỏ hoàn toàn trong lúc nội soi, không có các tế bào ung thư ở chân (các rìa) của mẩu bị cắt bỏ, thì không cần các điều trị khác.

Nếu ung thư trong polyp ở mức độ cao, hoặc có các tế bào ung thư ở các rìa polyp, thì phẫu thuật bổ sung có thể là cần thiết. Bạn có thể được khuyến cáo làm phẫu thuật lần nữa nếu polyp không thể cắt bỏ hoàn toàn hoặc nó cần phải loại bỏ trong vài mẩu, nên khó nhìn thấy nó nếu các tế bào ung thư còn ở trên các rìa.

Đối với ung thư không phải trong polyp, cắt bỏ từng phần-phẫu thuật để loại bỏ phần ruột có ung thư và các hạch bạch huyết lân cận: đó là điều trị chuẩn cơ bản. Bạn sẽ không cần điều trị nào khác.

Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn II:

 Nhiều khối u giai đoạn II đã xuyên qua thành ruột, và có thể vào các màng tế bào lân cận nhưng chưa vào các hạch bạch huyết. Có thể chỉ cần phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột có chứa ung thư (cắt bỏ từng phần) dọc theo các hạch bạch huyết lân cận. Nhưng bác sỹ có thể khuyến cáo bổ trợ hoá trị ( hoá trị sau mổ) nếu ung thư có nguy cơ cao tái phát vì một số yếu tố nhất định như:

Ung thư trông khác thường (mức độ cao) khi xem phóng to trong phòng thí nghiệm.

Ung thư đã mọc tới các mạch máu và mạch bạch huyết lân cận.

Phẫu thuật viên đã không cắt bỏ ít nhất 12 hạch bạch huyết.

Ung thư tìm thấy ở trong hay gần các rìa của u bị cắt, có nghĩa là ung thư còn bị cắt sót lại.

Khối u đã làm tắc ruột.

Khối u làm thủng (có lỗ) ở thành ruột

Bác sĩ có thể xét nghiệm khối u để xác định có biến đổi gen hay không, được gọi là MSI hay MMR để trợ giúp quyết định hoá trị bổ trợ có thể là cần thiết.

Không phải tất cả bác sĩ đều đồng ý khi hoá trị bổ trợ ở giai đoạn II. Cần thảo luận với bác sĩ về các nguy cơ và lợi ích của hoá trị bổ trợ này, bao gồm việc nó giảm nguy cơ tái phát ra sao và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nếu sử dụng hoá trị, lựa chọn chính là 5-FU và leucovorin, oxaliplatin, hoặc capecitabine, nhưng

kết hợp khác có thể được sử dụng.

Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn III:

Giai đoạn III ung thư đã tới các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa tới các cơ quan khác của cơ thể. Điều trị chuẩn cho giai đoạn này là phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột có khối u và các hạch bạch huyết lân cận, tiếp theo là hoá trị bổ trợ.

Để hoá trị sử dụng phác đồ FOLFOX (5-FU, leucovorin, và oxaliplatin) hoặc CapeOx (capecitabine và oxaliplatin), nhưng có bệnh nhân có thể sử dụng 5-FU   với leucovorin hoặc capecitabine đơn thuần tuỳ theo độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân.

Trong trường hợp đặc biệt khối u không được triệt căn hoàn toàn, hoá trị sử dụng kết hợp với xạ trị (hoá xạ trị) nhằm làm teo khối u để có thể loại bỏ bằng phẫu thuật. Cũng sử dụng cho trường hợp khối u đã cắt bỏ bằng phẫu thuật nhưng phát hiện ra dính với cơ quan liền kề hoặc có các rìa dương tính ung thư (còn sót ung thư). Xạ trị cùng với (hoăc) hoá trị cũng là lựa chọn cho người không đủ sức khoẻ để phẫu thuật.

Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn IV:

Giai đoạn IV khi ung thư đã di căn tới các bộ phận và biểu mô khác. UTĐTT thường di căn tới gan, nhưng cũng có thể di căn tới phổi, não, phúc mạc (màng khoang bụng), hoặc tới các hạch bạch huyết ở xa. Trong đa số các trường hợp không thể tiến hành phẫu thuật, nhưng nếu chúng chỉ là các vùng nhỏ ở gan hay phổi thì có thể phẫu thuật loại bỏ để kéo dài sự sống. Tiếp theo là hoá trị sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp phải đặt ống thông mạch gan khi di căn tới gan.

Nếu các di căn không thể loại bỏ vì chúng quá lớn hoặc có quá nhiều thì có thể hoá trị bổ trợ trước mổ; sau khi khối u teo đi có thể tiến hành phẫu thuật. Hoá trị có thể tiếp tục sau mổ. Đối với khối u ở gan, lựa chọn khác có thể tiêu diệt chúng bằng cắt bỏ hay làm tắc mạch.

Nếu di căn quá nhiều khó xử lý bằng phẫu thuật thì hoá trị là liệu pháp chính. Phẫu thuật vẫn cần thiết khi khối u làm tắc ruột. Đôi khi việc phẫu thuật như vậy có thể tránh được bằng cách đặt ống thông (stent - ống kim loại rỗng) vào trong ruột khi nội soi để giữ nó mở. Nếu không thì, phẫu thuật như cắt từng phần hoặc phẫu thuật đặt ống thông (cắt ruột phía trên chỗ u và thoát ống thông qua lỗ trên da bụng để thoát chất thải) có thể được sử dụng.

Nếu bạn bị ung thư giai đoạn IV và bác sĩ khuyến cáo phẫu thuật thì điều quan trọng phải hiểu mục đích của phẫu thuật: nó có chữa khỏi ung thư (phẫu thuật triệt căn) hay ngăn ngừa hoặc giải toả các triệu chứng ung thư (phẫu thuật triệu chứng).

Đa số bệnh nhân ung thư giai đoạn IV sẽ tiếp nhận hoá trị và (hoặc) liệu pháp đích để kiểm soát ung thư.

Một số phác đồ thường được sử dụng là:

• FOLFOX: leucovorin, 5-FU, và oxaliplatin (Eloxatin)

• FOLFIRI: leucovorin, 5-FU, và irinotecan (Camptosar)

• CAPEOX hay CAPOX: capecitabine (Xeloda) và oxaliplatin

• FOLFOXIRI: leucovorin, 5-FU, oxaliplatin, và irinotecan

• Một trong các tổ hợp trên cộng thêm các thuốc khác nhắm đích VEGF, (bevacizumab [Avastin], ziv-aflibercept [Zaltrap], hoặc ramucirumab [Cyramza]), hoặc thuốc đích EGFR (cetuximab [Erbitux] hay panitumumab [Vectibix])

5-FU và leucovorin, với hoặc không dùng thuốc đích.

Capecitabine, với hoặc không dùng thuốc đích.

Irinotecan, với hoặc không dùng thuốc đích.

Cetuximab đơn thuần..

• Panitumumab đơn thuần

Regorafenib (Stivarga) đơn thuần

• Trifluridine và tipiracil (Lonsurf)

Việc chọn phác đồ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm bất kỳ điều trị nào bạn đã trải qua và tình trạng sức khoẻ hiện tại.

Nếu một trong phác đồ không có hiệu quả thì có thể thử phác đồ khác. Với những người có khối u biến đổi gen MMR, lựa chọn khác sau khi hoá trị ban đầu có thể là điều trị với thuốc miễn dịch như pembrolizumab (Keytruda) hoặc nivolumab (Opdivo)

Đối với khối u phức tạp, có thể dùng xạ trị để ngăn ngừa hay giải toả triệu chứng trong ruột do ung thư như sự đau đớn. Nó có thể dùng để điều trị những vùng bị di căn như trong phổi, trong xương. Nó có thể thu nhỏ khối u trong một thời gian, nhưng nó không chữa khỏi được ung thư. Nếu bác sĩ khuyến cáo xạ trị thì điều quan trọng là hiểu được mục đích của điều trị này.

Điều trị ung thư đại trực tràng tái phát

Ung thư tái phát nghĩa là ung thư trở lại sau điều trị. Tái phát có thể ở cục bộ (gần vùng khối u ban đầu) hay nó có thể ở các bộ phận xa khác.

Tái phát cục bộ

Nếu tái phát cục bộ, phẫu thuật (thường kèm sau là hoá trị) có thể giúp kéo dài sự sống và thậm chí có thể chữa khỏi. Nếu khối u không thể loại bỏ bằng phẫu thuật, thì trước tiên áp dụng hoá trị. Nếu nó làm teo khối u thì phẫu thuật sau đó là sự lựa chọn. Sau đó tiếp tục hoá trị.

Tái phát xa

Nếu ung thư quay trở lại ở vị trí xa, thường trước tiên ở gan. Phẫu thuật có thể là chọn lựa đối với một số người. Nếu không phải hoá trị thu nhỏ khối u để sau đó phẫu thuật loại bỏ nó.  Kỹ thuật cắt bỏ hay làm tắc mạch có thể dùng cho một số khối u gan.

Nếu quá nhiều khối u di căn cần phẫu thuật, hoá trị và ( hoặc) liệu pháp đích có thể được sử dụng. Liệu trình điều trị cũng giống như đối với giai đoạn IV.

Đối với bệnh nhân có ung thư liên quan tới biến đổi gen thì liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng. Việc lựa chọn phụ thuộc vào loại thuốc đã sử dụng đợt điều trị trước khi bị tái phát và đã sử dụng trong bao lâu, cũng như tình trạng sức khoẻ hiện tại.  Bệnh nhân có thể  cần phẫu thuật tại một thời điểm để giải thoát hay ngăn ngừa tắc ruột hoặc các vấn đề cục bộ khác. Xạ trị sẽ là một lựa chọn để giải thoát các triệu chứng.

Ung thư tái phát có thể rất khó điều trị, vì vậy bệnh nhân có thể cần tư vấn với bác sĩ nếu có thể có các thử nghiệm lâm sàng các phương pháp điều trị mới.

Tác giả bài viết: Dược sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội. Bài viết có tham khảo thông tin từ website: https://www.cancer.gov/types/colorectal/patient/colon-treatment-pdq

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

Hà Nội: Số 45C Ngõ 143/34 Nguyễn Chính Quận Hoàng Mai Hà Nội
TP HCM: Số 184 Lê Đại Hành P15 Quận 11
Đặt hàng: 0972945305/ Tư vấn: 0906297798
Hotline: 0869966606