4 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ung thư

  02/05/2020

4 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ung thư

4 loại nguyên nhân hàng đầu gây ung thư có thể kể đến các nhóm nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân sinh học.

- Nguyên nhân vật lý.

- Nguyên nhân hóa học.

- Nguyên nhân di truyền.

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu các loại nguyên nhân này và các chương tiếp theo sẽ phân tích tỉ mỉ về cơ chế phân tử gây bệnh của chúng.

1. Nguyên nhân sinh học

1.1. Sự nhiễm ký sinh trùng

Người ta thấy ở vùng Châu Á và Châu Phi các ung thư bàng quan, ung thư trực tràng, ung thư gan và đường mật thì có liên quan tới bệnh ký sinh trùng - như sán máng và sán lá gan.

1.2. Nhiễm khuẩn helicobacter - pylori

Ung thư dạ dày có liên quan tới nhiễm khuẩn helicobacter pylori. Sự nhiễm khuẩn vùng màng nhầy dạ dày xảy ra ở tuổi trẻ và gây ra viêm hang vị và loét hành tá tràng. Điều đó dẫn tới viêm dạ dày thiểu dưỡng và loạn sản đường ruột rồi cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày. Điều trị kháng sinh có thể loại trừ nhiễm khuẩn và dẫn tới làm giảm tỷ lệ ung thư.

Song người ta còn thấy helicobacter pylori có thế gây ra u lympho dạ dày (gastric lymphomas). Những thùy lymphoma thì râ't đặc trưng cho hình ảnh của viêm dạ dày helicobacter.

Loại trừ sự nhiễm khuẩn có thể làm cho u lympho đó thoái lui hoặc bị mất đi.

1.3. Sự nhiễm khuẩn mạn tính

Sự nhiễm khuẩn mạn tính gây ung thư thì không rõ nhưng người ta thấy trong ruột có vi khuẩn thực vật (bacterial flora) cũng như trong bàng quang, ở đây sự nhiễm khuẩn mạn tính có thể được kèm theo bởi sự hình thành các chất nitrosam có thể gây ung thư.

1.4. Sự nhiễm virus viêm gan B

Vaccin chống bệnh nhiễm gan B bây giờ được biết là một loại vaccin chổng ung thư gan. 0 các nước Châu Á và Châu Phi ung thư gan được biết khởi đầu là do virus viêm gan B nên khi chủng vaccin này cũng có khả năng làm giảm tỷ lệ ung thư gan.

1.5. Nhiễm virus papiloma ở người

Khi sử dụng vaccin chông lại cạc tác nhân ung thư của virus tạo u nhú, người ta có thể loại trừ được ung thư cổ tử cung, tử cung và âm đạo, thậm chí cả ung thư dương vật, hậu môn. Khi dùng vaccin người ta cũng thây giảm cả tỷ lệ ung thư miệng, thanh quản và da. Sự miễn dịch hóa với những đoạn gen của loại u nhú đặc hiệu cũng đã được chỉ ra ở động vật - cách đây không lâu trưốc khi có vaccin xử trí cho người.

1.6. Nhiễm virus Epstein Barr (EB)

Ngày nay người ta thây virus EB có m ặt ở khắp nơi, nhưng gen của nó có trong bệnh u lympho B urkitt, ung thư vòm, hội chứng ung thư leucemia lymphoma tế bào T trưởng thành,

Sarcoma - Kaposi v.v... Người ta cũng đang tìm ra vaccin chông lại nó và đã thử trên khỉ.

1.7. Nhiễm virus loại ARN - gây bệnh viêm gan c

Người ta thấy virus này cũng gây ra ung thư gan và để loại trừ nó cũng không dễ dàng.

2. Nguyên nhân vật lý

Nguyên nhân vật lý gây ra ung thư bao gồm sự phóng xạ ion, tia tử ngoại và các trường tần sô" thấp từ tần sô" radio tới tần số cực thấp được sản sinh ra do dòng điện đi qua.

2.1. Phóng xạ ion

Phóng xạ ion được xác định gây ra khoảng 4% ung thư, hầu như do phóng xạ tự nhiên từ những radon trong không khí, tia vũ trụ từ không gian bên ngoài, từ hạt phóng xạ, đá, đất, nguyên vật liệu xây dựng và từ sự phóng xạ bên trong các nguyên tô" kali, chì, poloni có trong thức ăn.

Nồng độ radon trong nhà có thể thay đổi hàng trăm lần và tia này có thể thay đổi hàng trăm lần và tia này có thể giảm đi khi được thông gió có quạt và máy điều hòa nhiệt độ. Ung thư phổi của quảng đại quần chúng được gây ra bởi radon thì hãy còn bàn cãi.

2.2. Tia cực tím

Tia cực tím của ánh sàng m ặt tròi gây ra u hắc sắc tô' và ung thư tế bào nền (basal cell carcinoma) của da. Trưốc đây ung thư da thì người ta còn nghĩ tới than, nhựa đường, hắc tín. u hắc sắc tô' được tăng lên ở quần thể da trắng đặc biệt khi bị vẩy nến.

Hiện nay đã có bằng chứng là tia cực tím cũng liên quan đến cả bệnh u lympho - non - hodgkin và leukem ia lym phatic mạn tính và điều đó có thể giải thích được bằng môi liên quan giữa tia uv với hệ thông miễn dịch.

2.3. Sóng có tần số radio và các sóng tần số cực thấp

Ung thư não có thể xảy ra khi dùng điện thoại cầm tay.

Trong nhà khi có điện th ế cao thì có khả năng sinh ra trường điện từ ở mức 0.2 tT). Trường điện từ này có thể tăng lên gấpđôi và gây nguy cơ bệnh bạch cầu ở trẻ nhỏ.

Hiện nay đã có bằng chứng rằng bệnh nghề nghiệp có mức sóng tương tự có thể tăng nguy cơ leucemia và bệnh ung thư não ở người lớn.

 

3. Nguyên nhân hoá học

Nguyên nhân hoá học gây ung thư thì rấ t nhiều, trước hết có thể kể ra: các chất trong thuốc lá rượu, các chất sinh ra trong thức ăn do nấu nướng, các nội tiết, các thuốc chữa bệnh, các chất có trong môi trường nghề nghiệp, các thuốc trừ sâu, nước uống bẩn v.v...

3.1. Thuốc lá

Thuốc lá có khoảng ít n h ất 50 chất đã được biết là gây ra ung thư trên các động vật thực nghiệm trong đó gồm có châ't poloni hoạt động phóng xạ, 1 - benzen, 2 naphthylam in, 4 am inobiphenyl, những polycylic arom atic hydrocarbon và các nitrosam in.

Hút thuốc lá thường gây ra ung thư phổi, môi, mũi, họng, thực quản, thanh quản, dạ dày, tuỵ, bàng quang, thận, gan, hậu môn v.v...

3.2. Rượu

Trưóc đây người ta cho là phụ nữ uống rượu dễ bị ung thư vú có lẽ bởi sự can thiệp của chuyển hoá oestrogen, mà còn cả ung thư tai, thực quản, thanh quản và gan. v ề gan thì đầu tiên gây xơ gan vì nghiện rượu, sau đó chuyển sang ung thư gan. Rượu uống rất ít hàng ngày có thể làm giảm tỷ lệ bệnh tim thiếu m áu cục bộ tới 40%.

3.3. Thức ăn được bảo quản muối hoặc thức ăn ngấm muối

Thức ăn loại này dễ gây ung thư dạ dày, song người ta cũng không hiểu do muôi hay do nhiễm bẩn vi khuẩn. Ở phía Nam Trung Quốc cá muôi có liên quan chặt chẽ với ung thư vòm họng, đặc biệt nếu được ăn chúng từ lúc nhỏ. Ung thư vòm họng còn liên quan đến nhiễm virus Epsteine Barr.

3.4. Thức ăn có nấm phát triển

Nấm Aspergillus navus dễ p hát triển ở lạc, có chất aflatoxin dễ gây ung thư gan trong sự phôi hợp vói virus viêm gan B.

3.5. Thức ăn mỡ

Thức ăn mỡ động vật dễ gây ung thư vú, trực tràng, tiền liệt tuyến.

3.6. Thức ăn thịt đỏ

Người ta thây ăn nhiều th ịt đỏ dễ bị ung thư đại tràng và ung thư tiền liệt tuyến.

Thịt cá nướng nhiều tạo ra những chất dễ gây ung thư: nitrosam in, heterocyclic am ines furan và các polycyclic arom atic hydrocarbon.

3.7. Các chế phẩm nội tiết tố

Dùng nội tiết tô" trán h thai cũng có thê dẫn đến ung thư như ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư bìu, ung thư buồng trứng v.v...

3.8. Các dược phẩm sử dụng điều trị một số bệnh

Các nội tiết tố, các kháng sinh và một số thuốc khác sinh ra nitrosamin dùng nhiều và lâu dài đểu có khả năng sinh ung thư.

3.9. Các chất sinh ra từ nghề nghiệp và nhiễm bẩn

Than, nhựa đường, hắc ín và các am in thơm gây cho công nhân cạo ống khói, công nhân làm đường dễ bị mắc ung thư các loại.

Sự đốt cháy chất thải bỏ sinh ra dioxin và các dẫn xuất của nó. Các-chất này dễ gây biến dị và sinh ung thư.

3.10. Các thuốc trừ sâu diệt cỏ

Các châ't trừ sâu diệt cỏ nhiễm bẩn vào đất, thức ăn cũng đều là chất carcino gen.

3.11. Nước uống nhiêm bẩn

Nước nhiễm trihalom ethanes được gây ra bởi hoạt động của chất chlorin và chất bẩn vô cơ có thể dễ gây ung thư bàng quang.

4. Nguyên nhân do lỗi gen di truyền

Một loại bệnh ung thư xảy ra từ lúc mớl sinh là do khiếm khuyết của những gen sửa chữa ADN. Ung thư vú và buồng trứng xảy ra muộn hơn trong cuộc đời thì mang gen BRCA 1 và 2. Ung thư trực tràng liên kết vối khuyết tậ t của những gen sửa chữa ADN như hMS2 và hM Ll.

Những người nghiện hút có allel của gen CYP ( 1A1 và 2D6). Chuyển hoá hydrocarbon thơm và debrisoquine thì dễ bị ung thư phổi hơn. Người du lịch tắm nắng nhất là người da trắn g dễ ung thư da hơn.

Sự khác nhau thực chất một vài allel gen 5 - a – reductase giữa người Mỹ da đen, người Mỹ da trắng, người Đông Nam Á thì cũng thấy có sự liên quan khác nhau đến tỷ lệ mắc phải của tuyến tiền liệt, vì 5 - a - reductase - 1 enzym tham gia chuyển hoá testosteron - chất nguyên nhân gây ra bệnh này.

Virus gây ung thư có 2 loại: loại virus ADN và loại ARN.

Virus ung thư mang đến những yếu tô" di truyền, được gọi là oncogen - phù hợp vối tế bào. Oncogen chính là gen dẫn đên sinh mới ung thư (neoplasma). Nhưng tại sao virus ADN lại gây ra biến hình tế bào thì còn ít biết.

Hình như sản phẩm oncogen liên kết với sản phẩm của gen áp chế ung thư - do đó ức chế gen áp chế ung thư, làm mất điều hoà âm tính của sinh sản tê bào dẫn đến p hát triển ung thư. EBV là virus Epstein B arr sinh ra 2 loại ung thư ở người là u lympho B urkitt và nasopharynpal carcinorea (NPC). Virus hepatid B là virus loại ADN gây ung thư gan khi gen của nó sát nhập vào bộ gen chủ.

Loại virus ARN gây ung thư thường là loại retrovirus.

Oncongen src của virus carcom rous mã hoá protein - tyrosin -kinase. Insulin và receptor của yếu tô' lớn biểu bì có hoạt động của enzym này - nên có thể kích thích sinh sản tê bào.

Src - là gen protein kinase xúc tác sự phosphorin hoá vinculin - một protein cytoskeletin. Vinculin liên kết vối actin - một protein co của m àng bào tương. Trong tê bào biến hình vinculin được phosphorin hoá làm thay đổi hình thái tê bào đặc trưng cho ung thư.

Oncogen virus thì không làm nhân bản virus mà chỉ gây biến hình ác tính. Oncogen từ retrovirus được dẫn ra từ gen tế bào bình thường hay là proto oncogen gen này tham gia vào quá trình sinh lý. Proto oncogen thì được bảo tồn cao trong quá trình tiến hoá. Từ côn trùng cho đến người đều có V - src và có phần bình thường là src proto oncogen. Song trẻ con và người lớn có tới 90% đoạn nucleotid giông hệt nhau. Điều đó chứng tỏ vai trò của nó trong bảo tồn hoá sinh của những dấu hiệu biến nạp và sinh sản.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ

Có hai nhóm phương pháp chính:

Nhóm 1: Thăm khám lâm sàng.

Cần khai thác tỉ mỉ các triệu chứng khiến bệnh nhân đến khám bệnh cũng như khai thác tỉ mỉ và tiền sử gia đình, bản thân điều kiện kinh tế, sô" lần sinh nở, sinh hoạt tình dục sớm. hút thuôc, ăn trầu, nghề cạo ông khói, sơn m ặt đồng hồ bằng châ't phóng xạ, nhuộm có anilin, nghề tiếp xúc với amimăng, tiền sử chửa trứng, hẹp bao quy đầu, các viêm loét mạn tính.

Song cần chú ý đến các triệu chứng báo động như: ỉa chảy kéo dài, nghẹn khó nuốt, đái buốt, đái rắt nhiều lần, loét không lành, chảy máu kéo dài, tiết dịch bất thường, u nổi hoặc đám dầy lên, nốt ruồi kích thước ngày một lớn, chảy m áu, ho khạc dai dẳng, khản tiếng kéo dài.

Nhóm 2: Thăm khám cận lăm sàng.

Cần chụp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp, chụp nhiệt, chụp nhấp nháy, chụp cộng hưởng từ, chụp hình qua kháng thể đơn dòng gắn phóng xạ, sử dụng các chất chỉ điểm quan trọng để phát hiện như AFP trong ung thư gan, CEA đốì với đường tiêu hoá, vú; VCA trong ung thư vòm, HCG trong th ai trứng DOPA trong ung thư hắc tô", protein Bence - Jones cho u hạch lymphô, phosphataza acid trong u tiền liệt tuyến, phosphataza kiềm trong u xương di căn, CA - 125 (cancer antifen - 125) cho ung thư buồng trứng v.v... phương pháp nội soiị song phương pháp chẩn đoán tế bào học và mô bệnh học tìm nhân quái nhân chia là quan trọng n h ất và là phương pháp quyết định cuối cùng cho cách điều trị.

Gần đây phương pháp chẩn đoán gen một số ung thư đang được nghiên cứu để áp dụng trên thế giới cũng như Việt Nam như ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư vú v.v... nhằm chẩn đoán sớm.

Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội

Tham khảo thêm bài viết: 

Kiềm hóa cơ thể có chữa được ung thư?​

Hội chứng bàn tay bàn chân khi sử dụng thuốc điều trị ung thư- cách xử trí

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả

Hà Nội: Số 45C Ngõ 143/34 Nguyễn Chính Quận Hoàng Mai Hà Nội
TP HCM: Số 184 Lê Đại Hành P15 Quận 11
Đặt hàng: 0972945305/ Tư vấn: 0906297798
Hotline: 0869966606